Tại sao khách Việt thường xin visa Pháp để du lịch châu Âu?

Nhiều khách Việt tin rằng, xin visa Pháp khi du lịch châu Âu sẽ đỗ visa Schengen cao hơn các quốc gia khác trong khối…

Du khách xin visa Pháp để du lịch châu Âu có dễ dàng?

Anh Ngũ Văn Dũng, 42 tuổi, là một CEO một công ty thiết bị đo lường tại TP HCM. Anh từng có kinh nghiệm đi gần 20 quốc gia trên thế giới. Mỗi năm, anh Dũng thường thăm châu Âu một lần, vừa du lịch kết hợp công việc và đều xin visa tự túc. Cứ như vậy, anh lại chọn xin visa Pháp

Anh đưa ra quyết định này dựa trên nhiều lý do. Một là, chặng Việt Nam – Pháp có rất nhiều chuyến bay thẳng hay nối chuyến của các hãng trong và ngoài nước. Hai là, Pháp có sự gắn kết về lịch sử, văn hóa với Việt Nam trong quá khứ. Hà Nội, TP HCM, Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu… đều là những đô thị mang đậm dấu ấn quy hoạch của Pháp.

Bên cạnh đó, việc di chuyển sang các nước khác tiện lợi bởi Pháp nằm ở trung tâm châu Âu. Lý do cuối cùng, riêng tư bởi là hai vợ chồng anh Dũng có đối tác bên Pháp. Họ có thể gửi thư mời hỗ trợ việc xét duyệt hồ sơ xin visa Pháp. Đồng thời, vợ anh cũng thông thạo Pháp ngữ do từng là du học sinh.

Hơn nữa, anh Dũng cho biết, nhiều người bạn mình cũng chọn xin visa Pháp. Đơn giản vì các yêu cầu về hồ sơ không quá khắt khe, đặc biệt. Nhiều người trước đó từng xin thành công, hoặc tỉ lệ đỗ visa Pháp cao. “Tôi xin visa Anh, họ gọi tới tận ngân hàng tôi mở sổ tiết kiệm để kiểm tra. Còn xin visa Mỹ, người ta gọi đến công ty của hai vợ chồng, kiểm tra xem khai đúng không”, anh Dũng kể.

 

Pháp là quốc gia được nhiều công ty chọn xin Visa khi du lịch vào khối schengen
Pháp là quốc gia được nhiều công ty chọn xin Visa khi du lịch vào khối schengen

Kinh nghiệm xin visa Pháp hay Schengen từ người làm du lịch

Còn Hoàng Đạt chia sẻ, anh có 5 năm làm trong lĩnh vực xin visa. Anh cũng thường hướng dẫn khách nộp đơn xin visa Pháp, thay vì các nước khác.

Pháp là nước có chính sách mở cửa chào đón du lịch thoáng nhất trong 26 nước khối Schengen. Vì vậy, việc xét visa dạng du lịch sang đây có phần dễ dàng hơn. Tỷ lệ đỗ visa Pháp cao hơn so với các nước khác trong khối. Các chuyến bay từ Việt Nam sang Pháp thường xuyên hơn. Vì vậy, đây là một trong số những lý do nhiều người chọn bay đến Pháp và làm visa để vào, rồi di chuyển sang các nước trong khối“, Đạt cho biết. Ngoài ra, hồ sơ Pháp chỉ cần đầy đủ theo hướng dẫn. Người xin mang đi dịch thuật, công chứng. Trong khi, một số nước khác trong khối Schengen, hồ sơ đòi hỏi nghiêm ngặt hơn.

Đạt chia sẻ, xin visa Schengen hay Pháp nói riêng không quá khó so với tưởng tượng. Dù công ty du lịch hay tự túc, bạn cần đánh giá điểm mạnh – yếu hồ sơ của mình. Phát huy thế mạnh, nhấn vào để người duyệt hồ sơ thấy. Còn điểm yếu cần khắc phục, bổ sung để hồ sơ tốt nhất, lấy niềm tin của Đại sứ, lãnh sự quán. “Có 2 điều du khách xin visa Pháp cần nhớ. Một là chậm mà chắc. Hai là cần minh bạch, logic trong các giấy tờ bạn cung cấp“, Đạt nói.

 

Visa châu Âu được đánh giá là khó đậu nhất trong tất cả các thị trường du lịch

Những sai lầm của khách Việt khi xin visa Pháp hoặc Schengen

Bên cạnh đó, một số suy nghĩ sai lầm của khách Việt thường mắc khi nộp hồ sơ. “Nhiều người đinh ninh, càng nhiều tài sản, càng giàu là sẽ đi châu Âu dễ dàng. Do đó, họ chạy vay mượn tiền khắp nơi… làm sổ tiết kiệm. Thậm chí, một số người tôi từng gặp còn nhờ bố mẹ sang tên bất động sản. Nhưng tôi đánh giá, vậy là sai lầm“. Đơn giản, tài sản phải phù hợp với tuổi tác, nghề nghiệp. Chẳng hạn, một sinh viên mới ra trường, rất hiếm giao dịch mức trăm triệu chứ chưa nói tiền tỷ. Người duyệt hồ sơ visa sẽ lập tức nghi ngờ về điều này. Do vậy, xin visa Pháp hay bất cứ đâu, không phải cứ nhiều tiền là yên tâm.

Nhiều người làm giấy tờ giả vì làm nghề tự do hoặc không có tài chính. Đạt nói, anh không ủng hộ việc này. Vì nếu Đại sứ quán phát hiện gian dối, hồ sơ của bạn sẽ vào “sổ đen”. Đồng nghĩa, giấc mơ du lịch châu Âu gần như chấm dứt sau này…

Cuối cùng, lỗi nhiều khách Việt thường mắc khi chuẩn bị xong hồ sơ. Đó là, họ không kiểm tra lại tính logic giữa các loại giấy tờ. Nhiều người nghĩ xin visa Pháp hay bất cứ đâu, nộp càng nhiều giấy tờ càng tốt. Tuy nhiên, “Để có hồ sơ đẹp, bạn nên chọn lọc hợp lý, có điểm nhấn. Không nên nộp mọi loại giấy tờ thừa, hãy nhớ ít nhưng chất lượng”, Đạt cho biết.

XEM THÊM

>>> TOUR CHÂU ÂU CUỐI NĂM HẤP DẪN TẠI TRÀNG AN TRAVEL

Bài viết liên quan