7 kỳ quan ở Hy Lạp, xứ sở những vị thần

Mục lục

Du khách vượt qua hành trình 2.919 m để chinh phục “nóc nhà” của quốc gia Nam Âu này. Đỉnh Olympus, kỳ quan ở Hy Lạp cũng mệnh danh là nơi ở của các vị thần…

Hy Lạp, xứ sở nhiệm màu với các câu chuyện thần thoại. Từ xa xưa, nơi này mệnh danh “Vùng đất của các vị thần”. Hy Lạp cũng là điểm tham quan, thu hút bởi nhiều di tích văn hóa cổ đại. Bên cạnh đó, người ta còn đắm say trước khung cảnh tuyệt đẹp của biển Địa Trung Hải. Vokrug Sveta đã giới thiệu những điểm đến mệnh danh là “7 kỳ quan của xứ sở các vị thần”.

Athens

Với 3.000 năm lịch sử, Athens là thành phố cổ xưa nhất còn người cư trú ở châu Âu. Thủ đô của Hy Lạp ngày nay hình thành từ thiên niên kỷ thứ hai TCN. Bản thân nơi này xem như một kỳ quan rực rỡ. Tuy nhiên, trung tâm văn hóa quan trọng nhất của Hy Lạp bị người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng từ năm 1458. Ngay sau đó, Athens trở thành một phần của Đế chế Ottoman.

Sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ và Cộng hòa Venezia xảy ra chiến tranh liên miên. Điều này khiến các kiến trúc ở Athens hầu như bị tàn phá nặng nề. Mãi đến năm 1830, Hy Lạp mới giành độc lập. Năm 1832, Vương quốc Hy Lạp thành lập và Athens trở thành thủ đô vào năm 1834. Khoảnh khắc chiêm ngưỡng đền Parthenon trên đồi Acropolis từ xa. Hoặc trải nghiệm ngắm bình minh và hoàng hôn ở đây là điều ngưỡng vọng của nhiều du khách. Ảnh: Unsplash

Nhà hát Epidarus

Epidarus xây dựng từ năm 340 đến năm 330 TCN. Đây là nhà hát lâu đời nhất, bảo tồn nguyên trạng và đang hoạt động ở Hy Lạp. Nhà khảo cổ học Panagis Kavadias đã phát hiện ra nơi này vào năm 1881. Dưới thời cổ đại, vị trí ngồi trong nhà hát phân chia nghiêm ngặt. 34 hàng dưới cùng dành cho các thầy tu, những người cai trị và 21 hàng còn lại dành cho người bình thường. Nhà hát Epidarus vẫn gìn giữ đáng kinh ngạc với tất cả hàng ghế ngồi đều hiện diện đến ngày nay với sức chứa khoảng 13.000 khán giả. Ảnh: Andreas Trepte/WikiCommons

Hồ Melissani

Melissani nằm trong một hang động chính là hồ ngầm duy nhất ở Hy Lạp, trên đảo Kefalonia. Một số tài liệu ghi chép, người ta tìm ra hồ từ thời Hy Lạp cổ đại. Song ở thời đại của chúng ta, nó phát hiện lại vào năm 1951. Hiện, đây là một địa điểm du lịch hút khách du lịch Hy Lạp. Nước hồ Melissani sạch tới mức, dù sâu 30 m, du khách vẫn thấy những viên đá dưới đáy hồ. Ảnh: @artem_photo/Flickr

Cầu Rion-Antirion

Cầu Rion-Antirion dài 2,88 km, có 4 tháp, bắc qua vịnh Corinth, nối tới đảo Peloponnese. Rion-Antirion là cây cầu dây văng nhiều nhịp dài nhất hành tinh. Trên cầu có bố trí làn đường riêng cho người đi bộ và xe đạp. Ảnh: Unsplash.

Kênh Corinth

25 m là chiều rộng của kênh vận chuyển hẹp nhất ở Hy Lạp. Kênh bắc qua eo đất Corinth, nối đảo Peloponnese với đất liền. Ước tính 2.500 công nhân đã góp phần xấy dựng con kênh này trong gần 10 năm. Kênh Corinth chính thức đi vào hoạt động từ năm 1893. Tổng cộng 5 cây cầu bắc qua kênh. Trong đó, ba nơi thu hút du khách đến nhảy bungee. Ảnh: Travel Professional

Núi Olympus

Olympus là dãy núi cao nhất Hy Lạp. Thắng cảnh cũng mệnh danh “Nơi ở của các vị thần” trong thần thoại Hy Lạp. Mitikas là tên của đỉnh núi, cao 2919 m so với mực nước biển. Chinh phục “Nơi ở của các vị thần Hy Lạp” giờ đây không còn khó khăn. Các tuyến đường leo núi có biển chỉ dẫn, trạm nghỉ đầy đủ để bạn thư giãn, ăn nhẹ. Ảnh: Vokrug Sveta

Đảo Santorini

Xem thêm: Cẩm nang du lịch Hy Lạp 2023

Những ngôi nhà trắng, mái xanh chính là dấu ấn đặc trưng của hòn đảo. Không gian kết hợp hài hòa, tinh tế cùng những bãi biển Địa Trung Hải với danh xưng ấn tượng như Biển Trắng, Biển Đỏ, Biển Đen. Santorini chính là hòn đảo duy nhất ở châu Âu có 3 bãi biển với 3 màu cát khác nhau. Cảnh tượng tạo ra những ấn tượng thị giác mơ màng với du khách. Ảnh: Unsplash.

Bài viết liên quan