Mục lục
Ngoài những lễ hội Trung Quốc phổ biến và được biết đến rộng rãi như Tết Nguyên Đán, Tết Thanh Minh, Tết Trung Thu, Quốc Tế Lao Động,… đất nước Trung Hoa còn ẩn chứa nhiều lễ hội độc đáo và thú vị mà có thể bạn chưa từng nghe tới. Cùng Tràng An Travel khám top 7 lễ đặc sắc nhất của quốc gia tỷ dân này qua bài viết sau đây nhé.
1. Lễ hội Cháo Laba – Đại lễ cầu may lớn nhất ở Trung Quốc
2. Lễ hội Sister’s Rice của người dân tộc
Tại thị trấn Đài Giang ở tỉnh Quý Châu, phía Tây Nam Trung Quốc. Cộng đồng nhỏ người Miêu hàng năm tổ chức lễ hội đặc sắc mang tên “Sister’s Rice”. Đây là sự kiện diễn ra vào ngày 15 tháng 3 theo lịch âm. Là cơ hội để các thanh niên nam nữ người Miêu gặp gỡ, tìm hiểu và bày tỏ tình cảm của mình. Trong lễ hội, các cô gái dân tộc sẽ được mời ăn “gạo chị em”. Tham gia vào điệu nhảy truyền thống giữa tiếng trống rộn rã. Sự kiện này không chỉ mang lại không khí vui vẻ, rộn ràng. Mà còn phản ánh văn hóa đặc trưng, phong phú của người Miêu.
3. Lễ Vu Lan báo hiếu
Trên toàn thế giới, mỗi quốc gia đều có ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Trung Quốc cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nền văn hóa đặc trưng của từng quốc gia. Cách thức tổ chức ngày lễ này có thể biến đổi. Đặc biệt, ở Trung Quốc, lễ hội này diễn ra từ ngày rằm cho đến hết tháng 7 âm lịch.
4. Lễ Trùng Cửu
Tết Trùng Cửu được tổ chức hàng năm vào ngày 9 tháng 9 theo lịch âm. Ngày này được đặc biệt coi trọng vì sự trùng lặp của con số “9” – biểu tượng của sự trường thọ và sức khỏe. Đặc biệt chúc cho người lớn tuổi được sống lâu trăm tuổi. Lễ hội Trung Quốc này bắt nguồn từ thời Hậu Hán. Khi một người tên là Hoàng Cảnh, đệ tử học đạo tiên của Phí Trường Phòng. Được cảnh báo rằng gia đình mình sẽ gặp họa vào ngày 9/9. Để tránh điều này, ông được khuyên nên đưa gia đình mình lên núi. Mang theo túi đựng hạt thù du (loại tiêu), một bình rượu hoa cúc, và chỉ trở về nhà sau khi trời tối. Hoàng Cảnh lấy làm sợ và làm theo lời khuyên. Khi quay về nhà, ông nhận ra rằng tất cả vật nuôi của mình đã bị giết hại.
5. Lễ hội hoa Tung ở Trung Quốc
Lễ hội hoa Tung, còn được biết đến dưới tên gọi Lễ hội bát tiên hoặc Lễ hội hoa tường vi, là sự kiện thường niên diễn ra vào ngày 3/3 theo lịch âm, thường rơi vào tháng 4 hoặc tháng 5 dương lịch. Sự kiện này là cơ hội để người Trung Quốc đắm mình trong vẻ đẹp của thiên nhiên vào mùa xuân. Điểm nổi bật của lễ hội là truyền thống trưng hoa đào và hoa phấn trắng bên ngoài cửa, tạo nên một không gian lung linh, huyền ảo.
6. Lễ hội đèn lồng truyền thống
Lễ hội đèn lồng (hay còn gọi là tết nguyên tiêu) diễn ra khoảng hai tuần sau Tết Nguyên Đán, mở ra không gian lễ hội đầy màu sắc và ánh sáng rực rỡ.
7. Lễ Đông Chí – lễ hội ở Trung Quốc lâu đời nhất
Lễ hội Đông Chí, một trong những sự kiện truyền thống cổ xưa và đậm chất văn hóa của Trung Quốc. Được tổ chức hàng năm vào tháng 12. Lễ hội này không chỉ đánh dấu sự chuyển mùa từ thu sang đông. Mà còn là dịp để người dân địa phương bày tỏ sự kính trọng với tổ tiên và lòng biết ơn đối với thiên nhiên. Đông Chí mang ý nghĩa của sự đoàn tụ gia đình. Khi mọi người cùng quay về tổ ấm và ăn chung bữa cơm cùng nhau.